Tình hình chung và bảng thống kê tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 

Tỷ lệ lạm phát là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện sự phát triển của một nền kinh tế. Vậy tỷ lệ lạm phát là gì? Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu một số vấn đề và bảng thống kê tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!

bảng thống kê tỷ lệ lạm phát của việt nam
Tỷ lệ lạm phát là một trong những mối quan tâm hàng đầu tại các quốc gia.

Chi tiết bảng thống kê tỷ lệ lạm phát của Việt Nam

Lạm phát là gì? Tỷ lệ lạm phát là gì?

Lạm phát là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế chỉ sự tăng mức giá chung của hàng hóa và các dịch vụ một cách liên tục theo thời gian. Điều này gây ra hậu quả nghiêm trọng là làm mất đi giá trị của một loại tiền tệ bất kỳ và giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Vì khi mức giá chung tăng cao trong thời gian dài, thì một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hơn hàng hóa và dịch vụ hơn so với lúc trước.

Lạm phát sẽ có 3 mức độ lần lượt là: 

  • Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: trên 1000%, nếu xảy ra tình trạng siêu lạm phát sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng và khó khắc phục. 

Tỷ lệ lạm phát hay còn gọi là Inflation rate chỉ tốc độ mặt bằng giá hay mức độ lạm phát của nền kinh tế. Tỷ lệ này dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hay chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator), có thể tính cho một tháng, một quý, nửa năm hoặc một năm.

bảng thống kê tỷ lệ lạm phát của việt nam
Công thức tính tỷ lệ lạm phát.

Tình hình lạm phát tại Việt Nam qua từng năm 

bảng thống kê tỷ lệ lạm phát của việt nam
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 Việt Nam có chỉ số lạm phát cao nhất khối nước Đông Nam Á với 18%.

bảng thống kê tỷ lệ lạm phát của việt nam bảng thống kê tỷ lệ lạm phát của việt nam

Cho đến năm 2015 trở đi, tỷ lệ lạm phát mới hạ xuống nhờ vào các giải pháp thỏa đáng của Chính phủ bằng cách chủ động điều hành giá các mặt hàng và thường xuyên đưa ra các kịch bản lạm phát trong nước.

bảng thống kê tỷ lệ lạm phát của việt nam

Vào năm 2020, Việt Nam thành công trong việc kiểm soát tỷ lệ lạm phát, đạt được 4% hoàn thành mục tiêu của Quốc hội đề ra. 

Chi tiết bảng thống kê tỷ lệ lạm phát Việt Nam

Như đã nói trên, chúng ta có thể tính tỷ lệ lạm phát với chỉ số giá tiêu dùng là CPI. Vì CPI thể hiện mức tăng giảm giá của các mặt hóa tiêu dùng, kể cả các mặt hàng thiết yếu, quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân. CPI được đo lường hàng tháng, hàng năm theo sát với chỉ số giảm phát GDP do đó đây được coi là công cụ đo lường tỷ lệ lạm phát. Do đó, dựa vào chỉ số CPI bạn có thể biết được mức độ tỷ lệ lạm phát của một nước. bảng thống kê tỷ lệ lạm phát của việt nam

Chỉ số tiêu dùng CPI của Việt Nam trong tháng 10 từ năm 2016 – 2020, riêng vào năm 2020 CPI có tăng 3,71% so với cùng kỳ các năm trước.

Dưới đây là bảng thống kê phần lớn các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu 9 tháng năm 2020 

Tổng sản phẩm trong nước (GDP)     +2,21% 
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) +2,4%
Số doanh nghiệp thành lập mới 98954 doanh nghiệp
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng +0,7%
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện +4,8%
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa +4,2%
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa -0,8%
Xuất siêu 16,99 tỷ USD
Khách quốc tế đến Việt Nam -70,6%
Chỉ số giá tiêu dùng +3,85%
Lạm phát cơ bản +2,59%

 

Mặc dù dịch bệnh Covid vẫn đang rất khó khăn và phức tạp nhưng Nhà nước vẫn có những cách giải quyết sáng suốt, đúng đắn trong việc điều hành khôi phục kinh tế. Qua đó cho thấy được tinh thần nỗ lực, cố gắng của cả nước vừa ra sức chống dịch, vừa phát triển tốt về nền kinh tế – xã hội. 

Nguyên nhân và một số biện pháp khắc phục tỷ lệ lạm phát

Nguyên nhân

  • Nhu cầu của một mặt hàng nào đó bỗng dưng tăng đột biến sẽ kéo theo giá của các mặt hàng khác tăng theo. 
  • Chi phí tiền lương, máy móc, thuế tăng kéo theo các loại chi phí khác tăng theo như phí sản xuất tại xí nghiệp dẫn đến giá thành sản phẩm cũng phải tăng để đảm bảo lợi nhuận.
  • Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng trong thị trường thay đổi bất chợt.
  • Lượng tiền lưu hành trong nước tăng.
  • Giá cả nhập xuất khẩu của các mặt hàng tăng đột biến

Biện pháp

  • Tạm ngưng phát hành tiền lưu trong lưu thông để giảm bớt lượng tiền đưa vào trong lưu thông. 
  • Giảm đi các loại chi tiêu và đầu tư công.
  • Khuyến khích và đưa ra các chính sách có lợi cho tự do mậu dịch 
  • Tăng mức thuế tiêu dùng để cắt giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội. 

Trong bài viết trên chúng tôi đã phân tích và đưa ra bảng thống kê tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cũng như giải thích nguyên nhân, biện pháp khắc phục tỷ lệ lạm phát. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc! 

Tin tức liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *